logo_c_3

p Hotline: 09 15 15 15 03  |  ad Địa chỉ: Cụm 5, Hòa Thôn, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

menucs1 Giao hàng siêu tốc
Giao hàng trong 24h
menucs2 Tư vấn miễn phí
Đội ngũ tư vấn tận tình
menucs3 Thanh toán
Thanh toán khi nhận hàng
menucs4 Giải pháp quà tặng
Dành cho doanh nghiệp

Một quả cà bằng 3 ba chénn thuốc

Một quả cà bằng 3 ba chénn thuốc


Quả cà là một món ăn gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam. Theo Y học cổ truyền, cà là vị thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm. Quả cà – món ăn ngon, vị thuốc quý "Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương". Từ trong tâm thức của người Việt, quả cà là thứ không thể thiếu trong mâm cơm. Quả cà còn có tên khác là già tử, lạc tô, ải qua. Tên khoa học: Solanum melongena L., họ Cà (Solanaceae). Cà có nguồn gốc ở vùng biên giới Ấn độ và Mianma; trong quá trình di thực và chọn giống nên hiện nay có nhiều thứ, loài khác nhau. Ở Việt Nam, cà bát và cà pháo có lịch sử trồng trọt lâu đời, là loại cây thích hợp với mọi miền đất nước. Thành phần hóa học: Quả cà có anthocyan, alcaloid, acid cafeic, choline và trigonellin … Cà là tác nhân kích thích chuyển hóa cholesterol ở gan nên có tác dụng hỗ trợ làm giảm nồng độ các men SGOT, SGPT và lợi niệu. Trong cà có chất solanin, một alcaloid độc, có nhiều khi quả còn non xanh, nên Hải Thượng Lãn Ông khuyên không ăn nhiều cà sống. Cà chọn để muối thường quả già, hàm lượng chất solanin giảm; hơn nữa khi muối, lượng acid lactic tăng trong quá trình lên men kết hợp với solanin tạo thành muối làm giảm độc. Tính vị qui kinh: Vị hơi ngọt, tính mát; vào tỳ, vị, đại tràng. Công năng chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoại huyết, tiêu thũng, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp nhiệt độc, mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét da cơ, đại tiện xuất huyết. Trong dân gian thường dùng giã đắp ngoài. Liều dùng cách dùng: 3 - 7 quả; nấu, nướng, xào, muối. Kiêng kỵ: Không ăn nhiều quả non xanh tươi. Một số đơn thuốc chữa bệnh có cà - Làm giảm sưng tấy: Quả cà giã nát, thêm ít giấm hoặc chưng với rượu để đắp. - Khắc phục đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh: Quả cà già (cả cuống), thái mỏng sao giòn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, uống với giấm loãng. - Trị đau răng, viêm lợi: Cà muối lâu năm đốt tồn tính; dùng bột than cà xát vào răng lợi. Một số thực đơn chữa bệnh từ quả cà Trong dân gian và sách vở có chỉ dẫn trái ngược nhau: Có người giải thích là ăn 1 quả cà mất không 3 chén thuốc; có người cho rằng 1 quả cà có giá trị bằng 3 chén thuốc. Mân cơm gia đình Việt Nam thường có món canh (luộc, xào), món mặn (thịt hay cá), nước chấm và món cà (dưa muối); nên món cà muối trong mân cơm chỉ là món kích thích tăng nước bọt, tăng hương vị trong bữa ăn.Lưu ý không thể bỏ qua khi ăn cà - Không ăn cà non xanh, cà sống, cà muối xổi vì chúng có chứa chất solanin, một alcaloid độc với sức khỏe con người. Chỉ ăn cà già, cà đã qua chế biến, chất solanin đã được chuyển hóa và sản phẩm chuyển hóa của solanin lại chính là nhân tố tạo ra hormon có nhân steroid rất cần cho sự sống. - Các loại cà bát, cà dái dê... nên chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. - Riêng cà muối vì có vị mặn, hàm lượng muối cao nên không thích hợp với những người bị tăng huyết áp, tim mạch, có bệnh về thận... Vì vậy những đối tượng này nên hạn chế ăn cà muối và khi ăn cà muối cần chú ý làm giảm lượng muối trong cà bằng cách ngâm trong nước trước khi ăn. Nhờ muối lâu nên chất solanin trong cà đã kết hợp với acid lactic trong quá trình lên men nên đã giảm độ độc.

Thống kê truy cập
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 39
Trong tuần: 454
Lượt truy cập: 81951